Trưa nay mất ngủ ngồi nói chuyện với 1 anh bạn, chuyện đưa đẩy sao tới chính trị. Mình đã biết là có những quan điểm khác biệt có thể tranh luận với nhau nhưng có những quan điểm khác biệt k nên tranh luận làm gì, đặc biệt là về chính trị. Mình đã không muốn nhắc đến chính trị, chế độ, chính sách vì đây là vấn đề nhạy cảm. Không phải nhạy cảm với nhà nước mà là nhạy cảm với 1 cuộc nói chuyện nếu 2 bên có quan điểm khác biệt thì sẽ trở nên cực kỳ gay gắt… nhưng hình như cố gắng của mình đã không thành công khi người bạn kia giống như thùng thuốc súng bắt được mồi lửa.
Có thể kiến thức mình nông cạn, mình chưa được ra nước ngoài, chưa được hít thở không khí tự do, dân chủ nên mình không thấu hiểu nhiều chuyện. Nhưng bất cứ cái gì cũng tồn tại 2 mặt tốt và xấu, không có cái gì hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt, cả chế độ của 1 đất nước cũng vậy.
Phản ứng tiêu cực: phê phán, moi móc, chửi bới… và đứng từ đàng xa nhìn, sẵn sàng chờ đợi sơ hở để chụp mũ, phủ nhận tất cả mọi chuyển biến tốt đã và đang dần dần đạt được.
Phản ứng tích cực: vẫn nhận ra điểm xấu, vẫn phê phán… nhưng vẫn đóng góp về mặt cá nhân của mình cho xã hội mà mình đang sống.
Nhưng 1 cá nhân đóng góp thì liệu ích chi? Đúng. Cố gắng của 1 người thì chẳng thể làm nên trò trống gì. Mỗi cá nhân là 1 tế bào của xã hội, thử hỏi nếu tất cả mọi tế bào đều phản ứng tiêu cực thì cái xã hội ấy sẽ đi về đâu? Nhưng nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng phản ứng tích cực đem những đóng góp rất nhỏ của mình giúp ích cho xã hội chính mình đang sống thì kết quả sẽ thế nào?
1 vấn đề khác đặt ra khi xã hội không tạo điều kiện cho cá nhân được tính cực thì sao? Vậy sao không so sánh VN bây giờ với cách đây 10 năm, 20 năm? Có nhận thấy sự thay đổi theo hướng tích cực k? Có thể chậm nhưng k thể phủ nhận là mọi việc đang ngày một tốt hơn. Đừng so sánh VN với Thailand hay Nhật hay v.v… vì ngay từ đầu chúng ta chọn thể chế chính trị khác họ. Tại sao chúng ta lại chọn khác họ? Để trả lời thì cần phải xét đến hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn bước ngoặt đó để đánh giá. Đừng áp đặt điều kiện lúc này vào lịch sử. Nhà nước cũng đã từng thừa nhận mình từng có giai đoạn quá cực đoan với con đường phát triển của nước nhà. Và mọi thứ sẽ tươi sáng hơn qua từng ngày.
Có thể mình giống con ếch ngồi đáy giếng và k biết mình đang bị giam cầm nơi hang sâu tăm tối, k biết đến cái thực sự gọi là tự do để cảm thấy mình cần tự do. Mình chỉ biết dùng hết sức nhỏ nhoi của mình có thể để đóng góp cho cộng đồng ếch nơi đáy giếng đó phát triển.
Rất nhiều người khi biết hoàn cảnh mình đều đặt 1 câu hỏi giống nhau: tại sao mình lại quyết định như thế? Khi ấy mình thực sự cũng còn nhỏ chưa ý thức được tại sao. Chỉ biết là mình quá yêu mến nơi mình được sinh ra và trưởng thành, và đối với suy nghĩ của mình lúc đó yêu mến tức là ở lại, gắn bó và đóng góp cho “tình yêu”. (hơi sến hen)
Lớn thêm 1 chút nữa, mình nhận thấy do mình sợ sự thay đổi môi trường, sợ bị shock văn hóa, shock chính trị. Mình k muốn là TP, BK, NH… những người đã phủ nhận tất cả những gì thuộc về quê hương, đất nước để đạt được danh vọng, tiền tài… được ngụy biện bằng từ “khai sáng”. Rồi họ k tránh được 1 ngày phải trở về “nhà tù k có nhân quyền”. Mình k biết khi họ trở về và hát trên quê hương họ có lúc nào cảm thấy nhục nhã vì những phát ngôn của mình? Nếu mình là Nhà nước, mình sẽ cấm k cho những người như vậy được hát trở lại vì họ đã lấy danh tiếng của mình để sỉ nhục đất nước, sỉ nhục đồng bào – những người hàng ngày vẫn sống và làm việc tốt dưới chế độ này.
Ngoài trời đang mưa, tình hình kinh tế đang rất là bi đát, lại được tin trong tháng 6 hàng loạt các 1 mặt hàng sẽ tăng giá (xăng, điện, thuốc…), lạm phát ảnh hưởng cuộc sống người dân nghèo như mình, chính phủ hình như đang rối lên vì k biết cách kiềm chế…
Nhưng sống phải biết hy vọng. Sau cơn mưa trời lại sáng. Ngày mai là 1 ngày mới, có thể sẽ tốt hơn.
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008
Yas nói chuyện chính trị
Nhãn:
Những chuyện của Yas
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét